- Tế bào thực vật
- Hình dạng, kích thước
- Hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loại và từng mô thực vật.
- Kích thước: 10 - 10 micrometer (tép bưởi, sợi đay, sợi gai có phải là 1 tế bào?)
- Cấu tạo:
Theo thứ tự từ ngoài vào trong là vách tế bào - màng tế bào - tế bào chất - nhân.
- Vách tế bào
- Không có tính chất của màng bán thấm.
- Trên vách có nhiều lỗ.
- Vách tế bào gồm:
- Phiến giữa: gắn 2 tế bào liền kề nhau, được hình thành khi phân bào; hầu như chỉ có pectin (pectin không bền ở 95 độ C).
- Vách sơ cấp: dày từ 1 - 3 µm; 9 - 25% cellulose, 25 - 50% hemicellulose, 10 - 35% pectin và ~15% protein. (khi cellulose nhiều > cây sẽ mềm hơn, dễ uốn)
- Vách thứ cấp: thường dày hơn vách sơ cấp, do tế bào chất tạo ra, nằm giữa vách sơ cấp và màng sinh chất
- Chức năng: bao bọc tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường / tế bào thân cận, tạo hình dáng cho tế bào, bảo vệ tế bào chống lại các tác động bên ngoài.
- Sự biến đổi:
- Hóa nhầy.
- Hóa khoáng.
- Hóa bần.
- Màng sinh chất
- Gồm 2 lớp lipid (phopholipid ưa nước bên ngoài, lớp lipid bên trong kỵ nước) và 1 lớp protein xuyên màng tế bào
- Cấu tạo trên lý giải:
- Chất tan trong lipid đi qua màng dễ hơn (VD: rượu qua dễ hơn bia)
- Chất có kích thước phân tử nhỏ dễ qua màng tế bào (VD: đường đơn hấp thu được trong khi đường đa không hấp thu được; nước không đi qua được nhưng đi qua protein xuyên màng)
- Tế bào chất
- Cấu tạo:
- Được bao bọc bởi màng sinh chất, là thể keo, trong suốt, không màu
- Có tính đàn hồi, luôn chuyển động.
- Thành phần: nước 85%, protein dạng sợi, enzym, acid amin.
- Chức năng: là thành phần của tế bào sống, giúp tế bào sống và sinh trưởng; là nơi xảy ra các phản ứng đồng/dị hóa; tích trữ chất dự trữ cho tế bào. (đồng hóa: chuyển chất phức tạp thành đơn giản; dị hóa là ngược lại)
- Nhân
- Mỗi tế bào có 1 / nhiều nhân. Riêng tế bào mạch ray không nhân.
- Hình cầu, kích thước 5 - 15 µm
- Vị trí không cố định: thường là ở giữa, nhưng khi tế bào phân hóa (già) thì nhân sẽ ở bìa (do bị không bào chèn ép)
- Chức năng:
- Duy trì, truyền thông tin di truyền.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tham gia vào các quá trình tổng hợp của tế bào.
- Giúp tế bào lông hút của rễ hút nước và muối khoáng.
- Có vai trò quan trọng trong việc tạo vách tế bào.
- Điều hòa các sản phẩm quang hợp, tạo tinh bột.
- Bào quan
- Ty thể
- Có ở những tế bào có nhân điển hình. Có hình cầu, sợi, que.
- Trung tâm hô hấp và tạo năng lượng (ATP) cho tế bào. (ATP còn gọi là đồng tiền năng lượng - chỉ tính tiện lợi trong sử dụng)
- Thể lạp
- Chỉ có ở tế bào thực vật
- Gồm có: lục lạp, sắc lạp, lạp không màu
- Lục lạp: màu xanh lục, đường kính 4 - 10µm, thường có hình bầu dục. Tham gia vào quá trình quang hợp.
- Sắc lạp: màu vàng (santophin), cam (carotein), đỏ (lycopen); có nhiều hình dáng. Có tác dụng quyến rũ sâu bọ.
- Lạp không màu: thường có ở các cơ quan có màu trắng; có nhiều hình dáng; là nơi tạo tinh bột (các glucid hòa tan trong tế bào chất thường kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dạng tinh bột)
- Bộ máy Golgi
- Gồm nhiều túi dẹt, song song, uốn cong hình cung.
- Ở rìa hay mặt túi có các bong bóng.
- Có vai trò quan trọng trong việc tạo vách sơ cấp.
- Là nơi đóng gói phân phối đến nơi nào cần; hoặc đóng gói chất cặn bã, tống ra thành tế bào; dư thì đóng gói dự trữ lại.
- Ribosom (thể ribo)
- Mô thực vật
0 Comments
Đăng nhận xét