1. Đại cương
Các virus viêm gan là những virus có ái tính với tế bào gan. Viêm gan A, E lây truyền qua đường tiêu hóa. Viêm gan B, C, D lây qua đường tiêm truyền do đó còn gọi là viêm gan huyết thanh. Trong đó HAV, HBV, HCV là thường gặp nhất, mức độ nguy hiểm tăng dần.

  • HAV: dễ điều trị, nhưng dễ nhiễm lại, đã có vaccin ngừa.
  • HBV: Đã có vaccin ngừa. 20% chuyển hóa thành xơ gan, ung thư gan. Khả năng điều trị dứt điểm khó. ADN.
  • HCV: Chưa có vaccin ngừa. 80% chuyển hóa thành xơ gan, ung thư gan. Có thể điều trị dứt điểm trong 2 năm. ARN.

2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Thời kỳ ủ bệnh

  • HAV: 20 - 40 ngày.
  • HBV: 60 - 120 ngày.
  • HCV: 15 - 160 ngày.

2.2. Thời kỳ khởi phát (tiền vàng da): 3 - 5 ngày.

  • Sốt
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Mệt mỏi.

3.3. Thời kỳ toàn phát (vàng da): 5 - 7 ngày.

  • Vàng da xuất hiện khi hết sốt, vàng da toàn thân kèm vàng mắt.
  • Tiểu ít, vàng sậm, phân bạc màu.
  • Gan lách to.
  • Ngứa toàn thân.

2.4. Thời kỳ lui bệnh: triệu chứng giảm dần song mệt mỏi còn kéo dài.

3. Tiến triển - Di chứng

  • Khả năng tiến triển mạn tính:
    • A (-).
    • B (+): 20% tiến triển xơ gan, ung thư gan.
    • C (+): 80% tiển triển xơ gan, ung thư gan.
    • D (+).
    • E (-).
  • Vàng da tái phát: xuất hiện vài tháng hoặc vài năm sau lần nhiễm đầu tiên.
  • Phản ứng túi mật: đau vùng gan, buồn nôn, nôn, đau đầu và chóng mặt.
  • Xơ gan: là di chứng thường gặp sau nhiễm viêm gan siêu vi B.

4. Cận lâm sàng
4.1. Chẩn đoán viêm gan siêu vi A cấp:

  • IgM anti - HAV.

4.2. Chẩn đoán viêm gan siêu vi C:

  • Anti - HCV (+): giai đoạn cấp, mất trong giai đoạn phục hồi.
  • HCV RNA (+): tiêu chuẩn vàng.

4.3. Chẩn đoán nhiễm HBV:

  • HBsAg (+): có nhiễm.
  • IgM anti - HBc (+): nhiễm cấp.
  • HBeGa (+): đang có khả năng lây nhiễm cao.
  • Anti - HBs (+): có kháng thể.
  • HBV DNA (+): đang tăng sinh, hoạt tính viêm và hoại tử cao, khả năng lây cao.

5. Điều trị
5.1. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

  • Nghỉ ngơi
  • Ăn nhiều hoa quả, đảm bảo đường, đạm, giảm mỡ.
5.2. Thuốc điều trị

  • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Dùng thuốc kháng virus khi có chỉ định.

6. Phòng bệnh

  • Cách ly sớm và điều trị tích cực.
  • Phải tiệt trùng dụng cụ tiêm truyền trước khi sử dụng.
  • Xử lý tốt chất thải.
  • Tiêm phòng vaccine: A (+), B (+), C (-), D (-), E (-).