1. Đại cương

  • Là một bệnh lý thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Thường do nhiều nguyên nhân cùng phối hợp để tạo sỏi. Cơ chế tạo sỏi cùng tùy nguyên nhân mà khác nhau.
  • Các dạng sỏi:
    • Sỏi calci: thường gặp nhất.
    • Sỏi acid uric: to tăng acid uric.
    • Sỏi struvit: do nhiễm trùng.
    • Sỏi oxalat: do mất cân bằng trong chế độ ăn.
    • Sỏi cystin...

2. Lâm sàng

  • Đau bụng: khi sỏi kẹt gây cơn đau quặn thận cấp. Đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quảng xuống gò mu. Cũng có khi đau xuyên ra hông, lưng. Có khi buồn nôn, nôn. Đau là triệu chứng thường gặp nhất của sỏi tiết niệu.
  • Khi có nhiễm trùng thì có triệu chứng của nhiễm trùng: sốt, rối loạn đi tiểu.
  • Tiểu máu.

3. Cận lâm sàng

  • Siêu âm là phương tiện chẩn đoán sỏi thận rất tốt.
  • Chụp XQ: có thể thấy sỏi. Bơm thuốc cảm quang sẽ thấy rõ hơn.

4. Diễn tiến và biến chứng

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Bí tiểu.
  • Sỏi san hô gây hư thận.
  • Thận ứ nước.
  • Suy thận.

5. Điều trị
5.1. Nguyên tắc: giải quyết sỏi, tránh biến chứng, ngừa tái phát.
5.2. Biện pháp chung:

  • Cần phải uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu ít nhất là 2,5 lít/ 24 giờ trở lên.
  • Chữa các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.
  • Chữa các triệu chứng và các biến chứng khác: ứ nước, ứ mủ bể thận, bí tiểu...
  • Các phương pháp ngoại khoa lấy sỏi hiện nay: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi, lấy sỏi qua niệu quản, phẫu thuật lấy sỏi.