- Nhiễm trùng da có thể nguyên phát, thứ phát sau một bệnh da có sẵn. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương nông hay sâu, hay chỉ khu trú ở 1 bộ phận phụ thuộc của da như: nang lông, tuyến mồ hôi.
- Các nhiễm trùng da do vi trùng thường gọi là viêm da mủ. Bệnh viêm da mủ thường cao nhất màu hè, nơi có thời tiết nóng ẩm. Tác nhân gây bệnh: liên cầu khuẩn, 50% trường hợp kết hợp liên cầu và tụ cầu.
2. Bệnh nhiễm trùng ngoài nang lông
2.1. Chốc
2.1.1. Chốc lây
- Là bệnh da tự tiêm nhiễm, không miễn dịch, rất lây, thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng.
- Thương tổn căn bản
- Mụn nước quầng viêm đỏ chung quanh. Mụn nước nhanh chóng thành mụn mủ, rồi bể và khô đi, đóng mài vàng mật ong với viền mủ đặc trưng. Thương tổn thường phân bố thành hình đa cung rất đặc trưng.
- Vị trí
- Bất kỳ vùng da nào, nhưng thường gặp ở vùng da hở. Có thể phối hợp với viêm nang lông, nhọt, viêm hạch ở vùng lân cận.
- Nguyên nhân: Tụ cầu vàng Staphylococus Aureus chiếm 60 - 70%, còn lại do liên cầu Strepotococus Pyogens hay kết hợp cả 2.
- Chẩn đoán: Dựa vào tổn thương căn bản: mụn nước, bóng nườc đóng mài vàng mật ong diễn tiến nhanh ở trẻ.
- Phân biệt:
- Chàm: mụn nước trên hồng ban, ngứa, không giới hạn rõ, không tẩm nhuận, rỉ nước, đóng mài.
- Thủy đậu: mụn nước trong, lõm giữa, thương tổn nhiều lứa tuổi khác nhau.
- Chốc hóa: từ bệnh da có trước.
- Biến chứng:
- Viêm cầu thận cấp: do liên cầu khuẩn, xảy ra 3 tuần sau khi bị chốc.
- Hội chứng da bỏng do nhiễm tụ cầu: do tụ cầu khuẩn, thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú. Xảy ra trung bình bình sau 3 ngày bị nhiễm trùng cục bộ (chốc, viêm rốn, viêm mũi, viêm họng, viêm tai).
- Điều trị:
- Điều trị cục bộ:
- Ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng 1/10.000.
- Khi mài mềm, gỡ ra, rửa sạch mủ, lau khô chấm dung dịch Millan, Eosin hay Castellani.
- Dùng kháng sinh dạng mỡ: Fucidin (acid fusidique), Bactroban (mupirocin),...
- Điều trị toàn thân:
- Kháng sinh uống nhóm: Macrolides (Erythromycin, Azithromycin,...), nhóm Cephalosporin.
- Điều trị kéo dài 7 - 10 ngày.
- Phòng bệnh:
- Phòng bệnh cấp 1: Vệ sinh thân thể hàng ngày. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và các sinh tố cần thiết.
- Phòng bệnh cấp 2: Khi bệnh mới phát, điều trị sớm và đúng.
- Phòng bệnh cấp 3: Có biến chứng nên chuyển lên tuyến trên.
2.1.2. Chốc bóng nước:
- Còn gọi là chốc tụ cầu. Gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú, bệnh có thể lây thành dịch, nhất là trong các nhà trẻ.
- Biểu hiện: nhiều bóng nước chùng, tạo thành những vết trượt nông hình đa cùng.
- Tác nhân gây bệnh: tụ cầu nhóm I hay nhóm III type 71.
- Điều trị: điều trị như chốc lây.
2.2. Viêm kẽ
- Thường gặp mùa nóng ẩm, cơ địa béo phì, trẻ còn bú. Hồng ban giới hạn tương đối rõ, nứt lở, rỉ dịch mủ. Kèm theo rát bỏng và ngứa, có thể gây chàm hóa.
- Vị trí: các nếp da dính vào nhau, vùng sau tai, nếp cổ,...
- Nguyên nhân: liên cầu, tụ cầu, Pseudomonas hoặc Corynebacteria.
3. Bệnh nhiễm trùng nang lông
3.1. Viêm nang lông
- Lâm sàng
- Mụn mủ, sẩn, sẩn mụn mủ ở nang lông, chung quanh có quần viêm đỏ, có thể thấy sợi lông xuyên qua.
- Vị trí thường gặp: da đầu, mặt, nách, vùng mu, mặt duỗi tứ chi, nhưng bất cứ vùng lông nào cũng có thể bị.
- Bệnh thường ngứa (nhất là vùng da đầu, mặc) và hay tái phát.
- Nguyên nhân: thường do tụ cầu vàng.
- Điều trị: nếu có biến chứng chàm hóa thì điều trị chàm trước.
- Tại chỗ
- Thoa kháng sinh mỡ: Fucidin, Bactroban,..
- Ở da đầu, mặt, nách có thể pha dung dịch lưu huỳnh 5%.
- Toàn thân
- Kháng sinh nhóm Marcolides, Bactrim.
- Kháng histamin giảm ngứa, giảm tiết dịch.
- Bổ sung vitamin C, B,...
3.2. Nhọt
- Lâm sàng
- Nhọt: viêm sâu quanh nang lông, bắt đầu bằng 1 cục sưng cứng, đau, sờ nóng, sau vài ngày dẫn đến nung mủ với ngòi màu vàng và hoại tử trung tâm.
- Nhọt cụm: gồm nhiều nhọt tập hợp mủ bên dưới nhưng có ngòi riêng lẻ.
- Nhọt tái phát: có sự tái phát nhiều lần. Thường xảy ra trên cơ địa đái tháo đường, suy dinh dưỡng.
- Vị trí: nhọt gặp bất cứ nơi nào, thường là da đầu, mặt, cổ, mông. Nhọt cụm thường gáy và lưng. Nhọt ở mũi, môi trên gây tụ cầu ác tính tắc nghẽn xoang, viêm màng não rất nguy hiểm.
- Nguyên nhân: thường do tụ cầu vàng.
- Yếu tố thuận lợi:
- Chấn thương.
- Nghiện rượu.
- Suy giảm miễn dịch.
- Đái tháo đường.
- Suy dinh dưỡng.
- Điều trị
- Tại chỗ:
- Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm.
- Thoa kháng sinh mỡ Fucidin, Bactroban,...
- Không được nặn, rạch sớm. Rạch hay dẫn lưu khi mủ đã khu trú.
- Toàn thân:
- Kháng sinh: Erythromycin, Cefpodoxin,...
3.3. Viêm mô tế bào
Là quá trình viêm nung mủ mô dưới da.
Là quá trình viêm nung mủ mô dưới da.
- Biểu hiện: hồng ban và đau, hồng ban lan ra, sưng phù, trở nên thâm nhiễm ấn lõm. Vùng trung tâm có thể thành cục và hoại tử sốt. Sốt lạnh run, khó chịu và hạch có thể gặp.
- Nguyên nhân: tụ cầu vàng Staphylococus Aureus, Streptopococus Pyogens. Chấn thương là một yếu tố thuận lợi.
- Điều trị:
- Tại chỗ: Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm. Nếu có abscess thì rạch, dẫn lưu.
- Toàn thân: Kháng sinh Docloxacillin, Cephalexin, Cefpodoxim,...
0 Comments
Đăng nhận xét