Chuyển đến nội dung chính

Nhiễm khuẩn tiết niệu

1. Đại cương
Nhiễm khuẩn tiết niệu là bề mặt đường tiết niệu bị vi khuẩn bám vào và gây tổn thương do tiết ra độc tố làm tổn thương tế bào, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể từ đường máu nhưng ít gặp.

2. Nguyên nhân
  • Vi khuẩn: thường gặp là vi khuẩn Gram (-) > 90%, E.Coli 60 - 70%, vi khuẩn Gram (+) < 10%: Enterococcus 2%, vi khuẩn khác 3 - 4%, vi khuẩn bệnh viện...
  • Lao.
  • Nấm: Candida, cryptococcus neoformans.
  • Virus: Adenovirus, Plolymavirus.
3. Yếu tố thuận lợi
  • Tắt nghẽn đường dẫn niệu: sỏi, u tiền liệt tuyến, u niệu quản, dị dạng thận, niệu quản.
  • Các nguyên nhân khác: thai nghén, tiểu đường, trào ngược ống dẫn lưu nước tiểu, can thiệp đường tiết niệu (soi, phẫu thuật, đặt sonde)
4. Lâm sàng
  • Sốt lạnh run.
  • Rối loạn đi tiểu (tiểu buốt, đục, máu)
  • Đau thắt lưng.
5. Cận lâm sàng
  • Nước tiểu: là xét nghiệm đầu tiên cần làm: bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu > 10^5 vk/ml, protein niệu (+), hồng cầu niệu khi tiểu có màu, nitrite (+).
  • Máu: bạch cầu tăng cao, VS tăng
  • Các xét nghiệm hình ảnh: siêu âm, x - quang.... giúp xác định các yếu tố nguy cơ.
6. Diễn tiến, biến chứng
6.1. Diễn tiến:

  • Nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn mạn.
  • Xâm nhập vào bể thận, tủy thận, vào máu.

6.2. Biến chứng:

  • Nhiễm trùng máu dẫn đến sock nhiễm trùng.
  • Viêm bể thận, áp xe hóa

7. Điều trị

  • Điều trị nguyên nhân: kháng sinh, tốt nhất là theo kháng sinh đồ.
  • Giải quyết các yếu tố thuận lợi.
  • Điều trị biến chứng nếu có.

8. Phòng bệnh

  • Phụ nữ có thai, sau sinh, sau sẩy thai phải giữ vệ sinh thật tốt bộ phận sinh dục ngoài.
  • Tránh thủ thuật soi bàng quang, đặt sonde tiểu.
  • Khi bị viêm cấp phải điều trị tích cực.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vi phẫu thực vật

Vi phẫu lá sả Vi phẫu lá sả

Mai chiếu thủy - Phân biệt: Thanh mai, Kim thanh mai, Lá tứ, Kim giòn

Phân loại theo kích thước lá (là phân loại cơ bản): Lá lớn Lá trung: thanh mai, lá tứ, đuôi chồn,.. Lá kim: kim thanh mai, kim giòn, kim đuôi chồn, kim lá tứ xù. Rất dễ nhầm lẫn khi phân biệt thanh mai và kim thanh mai. Phân loại theo màu vỏ cây: đen, xanh, vàng, trắng. Và phát sinh thêm nhiều loại khác là do đột biến: mai lá tư, kim thanh mai, thanh mai... Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy đơn giản hơn các loại khác. Quan trọng là đừng để cây bị úng ngập nước. Chất trồng cơ bản: tro trấu, sơ dừa và 1 ít phân bò. Thanh mai:  Hoa lớn, ít Kim thanh mai:  Ít hoa, nhỏ.  Thích hợp làm bonsai Mai chiếu thủy lá tứ:  Lá nhỏ.  Nhiều hoa, nhỏ.  Ít chơi bonsai Mai chiếu thủy kim giòn:  Lá xanh hơi ngả màu vàng.  Thân giòn, khó uốn.  Ra hoa nhiều, nhỏ So sánh: Mai chiếu thủy lá trung và kim thanh mai: kim thanh mai lá nhỏ hơn, màu xanh đậm Mai chiếu thủy lá trung và kim dòn: kim dòn đuôi lá tròn, dày hơn. Lá trung đuôi lá nhọn, mỏng hơn Mai chiếu thủy lá tứ và ki

Phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19 - ghi nhận của 1 trường hợp có tính riêng biệt

Sau đây là ghi nhận về phản ứng của cơ thể đối với 2 loại vaccine COVID-19 (Vero Cell, Moderna) và phản ứng của cơ thể đối với COVID-19 khi mắc phải. Và lưu ý đây là ghi nhận chỉ ở 1 trường hợp cá biệt, không phải là ghi nhận trên nhiều đối tượng khác nhau. Nên kết quả ghi nhận chỉ có giá trị tham khảo. Đối tượng ghi nhận: nam, 65kg, 37 tuổi, người Việt Nam Các mốc thời gian: 15/08/2021: Tiêm vaccine mũi #1, Vero Cell (Sinopharm) 06/09/2021: Tiêm vaccine mũi #2, Vero Cell (Sinopharm) 13/10/2021: dương tính 22/10/2021: âm tính 14/01/2022: Tiêm vaccine mũi #3, Moderna (ModernaTX), mRNA Phản ứng của cơ thể: Tiêm mũi 1: Khi tiêm vai trái không thấy phản ứng tại vị trí tiêm, trong 24h sau đó cũng không ghi nhận thấy các phản ứng của cơ thể với vaccine: nhiệt độ cơ thể không tăng cao, không đau nhức cơ,… Có thể giống không tiêm vaccine hoặc tiêm giả dược (!?) Tiêm mũi 2: phản ứng cơ thể giống lần đầu. Dương tính: Sốt liên tục 39-40 độ, nhức đầu, ảo giác. Phải uống giảm đau hạ sốt paracetamol