1. Đại cương
Loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nam thường gặp hơn nữa. Tuổi 30 - 50.

2. Bệnh sinh

  • Do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố tấn công (pepsin, acid) và bảo vệ (chất nhầy, HCO3).
  • Vai trò của Hecolibacter pylori (HP) rất quan trọng trong bệnh sinh của bệnh. HP là một xoắn khuẩn Gr (-) sống trong niêm mạc dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét. HP lây qua đường tiêu hóa.


3. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: Đau thượng vị thường gặp. Cơn đau liên quan đến bữa ăn. Đau sau ăn no thường là loét dạ dày. Đau lúc đói thường là loét tá tràng. Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua.
- Triệu chứng thực thể: Điểm thượng vị đau (gặp trong loét dạ dày), điểm môn vị đau (gặp trong loét tá tràng). Ít có giá trị chẩn đoán.

* Loét và Viêm
- Loét: đau có thời điểm.
- Viêm: đau liên tục cả ngày.

* Ghi nhớ: 
 - Triệu chứng ung thư và viêm loét khá giống nhau. 
- Đau ở dạ dày là đau mơ hồ.

4. Cận lâm sàng
Nội soi là quan trọng nhất: cho thấy hình ảnh tổn thương, chứng minh sự hiện diện của HP (CLO test, sinh thiết). Sinh thiết: loại trừ ung thư.

5. Biến chứng

  • Chảy máu từ ổ loét: biểu hiện tiêu phân đen, ói ra máu. Nếu xuất huyết nhiều có thể dẫn đến tử vong do sock máu.
  • Thủng dạ dày: đau thượng vị đột ngột, bụng cứng như gỗ. Sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Hẹp môn vị: biểu hiện bằng ăn uống khó tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn cũ (thường là hậu quả của loét tá tràng).
  • Ung thư hóa: đây là biến chứng nguy hiểm. Những vết loét bờ cong nhỏ dễ tiến thành ung thư (thường là hậu quả của loét dạ dày)


6. Điều trị

  • Toàn diện: nghỉ ngơi (tránh stress), ăn uống phù hợp (ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh chất kích thích), thuốc và tránh các yếu tố nguy cơ.
  • Điều trị ngoại trú, chỉ nhập viện khi có biến chứng hoặc trong cơn đau bụng.
  • Thuốc: giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc kháng sinh điều trị HP nếu có. Các thuốc kháng acid phải uống lúc đói bụng.
  • Phẫu thuật: khi có biến chứng (vd: thủng) và điều trị nội không đáp ứng.
Một số nhóm thuốc điều trị loét dạ dày:
  • Các thuốc chống bài tiết HCL; dùng 4 - 8 tuần.
    • Nhóm ức chế bơm proton (PPI): có nhiều phác đồ điều trị, 100% ức chế, nên có chỉ định của bác sĩ điều trị.
    • Omeprazole 20 mg 1 -2 viên/ngày
    • Pantoprazole 40 mg 1 - 2 viên/ ngày
    • Raberprazole 10 mg 1 - 2 viên/ ngày
    • Esomeprazole 40 mg 1 viên/ ngày
  • Nhóm kháng thụ thể H2: (histamin: H1 phế quản, H2 dạ dày)
    • Cimetidin 400 mg 1 - 2 viên/ ngày
    • Ranitidine 150 mg 1 - 2 viên/ ngày
    • Famotidin 150 mg 1 - 2 viên/ ngày
  • Nhóm thuốc trung hòa acid:
    • Muối của nhôm và magie: carbonat, phosphat, trisilicat. Các biệt dược có rất nhiều: Maalox, Gelox, Polysilane gel, Gastrogel, Gastropolgite,...
    • Liều lượng,cách dùng: liều lượng tùy theo biệt dược, cần uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn 30 phút - 1 giờ.
  • Thuốc diệt trừ HP: có nhiều phát đồ điều trị
    • PPI  + Clarithromycin + Amoxciline: điều trị trong 10 - 14 ngày.
    • PPI + Clarithromycin + Metronidazole: điều trị trong 10 - 14 ngày.