- Là bệnh lây, phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm 3,9% điều trị tại BV Da liễu TP.HCM.
- Thường gặp là trẻ em và phụ nữ. Do Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ) gây ra.
- WHO: là bệnh lây qua đường tình dục.
- Con đực chết sau khi di giống.
- Con cái trưởng thành dài khoảng 200 micromet
- Sống bằng cách đào đường hầm dưới da (giữa lớp sừng và lớp hạt)
- Thời gian sống khoảng 30 ngày, để trứng sau vài giờ đào hầm.
- Trứng thành ấu trùng trong vòng 10 ngày.
- Thường hoạt động về đêm, chết khi ra bên ngoài 3 - 4 ngày.
- Lây chủ yếu người qua người.
- Tập trung thường ở bàn tay, cổ tay.
3.1. Thời gian ủ bệnh: trung bình 2 - 8 ngày.
3.2. Triệu chứng
- Triệu chứng cơ năng (phụ thuộc vào bệnh nhân khai, có thể đúng có thể sai)
- Ngứa nhiều về đêm.
- Ngứa vùng da non nhiều.
- Xung quanh có nhiều người bị ngứa.
- Mức độ ngứa tùy theo mỗi người.
- Triệu chứng thực thể (Khi khám trên bệnh nhân): 3 loại
- Có giá trị chẩn đoán:
- Xuất hiện ít 20 - 30%, ngày nay còn 10% trường hợp.
- Rãnh ghẻ: cái ghẻ đào hầm, đi tiêu ngay trên da nên có màu nâu, dài vài mm, hơi cộm, mụn nước là nơi cái ghẻ ở.
- Giúp chẩn đoán:
- Mụn nước: nằm rải rác, trắng đục, vùng da non.
- Sẩn cục hay sẩn mục nước hay ngứa: nốt nhô cao trên đầu có mụn nước. Đặc hiệu hơn mụn nước. Thường gặp ở trẻ em. Gặp ở nách, bìu giúp chẩn đoán.
- Không đặc hiệu nhưng thường gặp:
- Dấu gãi.
- Vết chàm hóa.
3.3. Vị trí sang thương
- Sang thương ở khắp người, trừ mặt (trừ trẻ em hay bệnh nhân AIDS)
- Trường gặp ở vùng da non: kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh rốn, nếp dưới rốn, dưới vú, da đùi, da bộ phận sinh dục, nách...
3.4. Dịch tễ học: có nhiều người xung quanh cùng bệnh.
4. Biến chứng
4. Biến chứng
- Chàm hóa.
- Viêm da mũ: thường do liên cầu khuẩn.
- Tổn thương móng: tăng sừng dưới móng, màu xám, có thể thấy cái ghẻ.
- Viêm cầu thận cấp và phù toàn thân: hiếm, thường do độc tố của cái ghẻ hay vi trùng bội nhiễm.
- Nhiễm trùng huyết.
- Tiểu albumin: thường nhẹ, gặp ở trẻ con bị ghẻ nặng.
5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định
- Tìm thấy cái ghẻ ở sang thươnng, nhưng ít làm.
- Các kỹ thuật xét nghiệm tìm ghẻ:
- Cạo da.
- Dùng kim tách cái ghẻ.
- Sinh thiết thượng bì...
- Chẩn đoán phỏng định: khả năng đúng > 90%
- Tính chất sang thương da: rãnh ghẻ, sẩn ngứa, mụn nước vùng da non.
- Vị trí sang thương: không ở mặt, có vùng da non.
- Ngứa: nhiều về đêm.
- Dịch tễ học: có nhiều người bị bệnh ghẻ.
- Chẩn đoán phân biệt:
- Tổ đĩa: nằm mặt ngoài các ngón không có ở thân mình.
- Chí rận: ngứa lưng, sau ót, sang thương cào gãy nhiều hơn.
- Săng giang mai ở đàn ông: hạch đặc tính không viêm, xét nghiệm máu.
- Chàm thể tạng: vị trí đặc hiệu của bệnh.
6. Điều trị
6.1. Nguyên tắc điều trị
- Chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, tránh biến chứng.
- Điều trị cho người tiếp xúc mắc bệnh.
- Vệ sinh quần áo cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng, tái nhiễm.
- Bôi thuốc đúng cách.
6.2. Thuốc
- Chủ yếu là bôi thuốc.
- Cách bôi thuốc ghẻ
- Tắm với nước tím pha loãng ( 1/4.000 -1/10.000), ấm.
- Bôi xà phòng toàn thân chú ý nếp gấp, rửa sạch với nước tím loãng ấm.
- Thoa thuốc đặc trị toàn thân từ đầu 1 lần/ngày vào buổi tối, mặc quần áo sạch và 24 giờ sau tắm lại.
- Sau 2 - 3 ngày không hết lại thoa như trên.
- Không dùng corticoides.
- Thuốc dùng: ghẻ nặng không dùng được thuốc sớm.
- Điều trị triệu chứng:
- Giảm ngứa: kháng histamin H1 thường uống buổi tối.
6.3. Diệt nguồn lây
- Quần áo nên giặt sau 1 tuần: vì cái ghẻ chết sau khi ra ngoài môi trường.
- Quần áo nên đun sôi: 80 - 90 độ C trong 5 phút, vì cái ghẻ chết ở 60 độ C.
- Điều trị cho cả người xung quanh bị ngứa.
6.4. Theo dõi điều trị
- Sau 3- 5 ngày điều trị, không nổi sang thương, ngứa tồn tại sau 2 tuần.
7. Phòng bệnh
- Vệ sinh hàng ngày với xà phong ở kẽ tay, các nếp.
- Khi có người bị ngứa vào ban đêm nên kiểm tra ghẻ.
- Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ.
- Nếu đã bị ghẻ nên tránh tiếp xúc với người xung quanh, tránh lây cho cộng đồng.
- Nếu có biến chứng phải điều trị bệnh chuyên khoa.
- Khi hết biến chứng mới nên trị ghẻ.
0 Comments
Đăng nhận xét