Tiêu chảy là phản ứng đào thải chất độc. Nên trong mức độ vừa phải là có lợi.
Tiêu chảy là đi phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Nếu chỉ đi ngoài nhiều lần mà phân vẫn bình thường thì không phải là tiêu chảy.
Nguyên tắc điều trị là bù mất nước và điện giải, không uống thuốc cầm.

1. Đại cương

  • Tiêu chảy là một nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
  • Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ tiêu chảy cao.
  • Một torng những bước tiến quan trọng torng xử lý mất nước do tiêu chảy là sử dụng dung dịch bù nước và điện giải bằng đường uống. Liệu pháp này được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong 90% trường hợp tiêu chảy ở mọi độ tuổi và mọi căn nguyên. Sử hiện diện của glucose làm tăng hấp thu Na+ lên gấp 3 lần và đây chính là cơ sở khoa học của việc bù dịch bằng đường uống và công thức của ORS.

2. Định nghĩa
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ.
Lưu ý: quan trọng là tính chất lỏng của phân, vì nếu chỉ đi ngoài nhiều lần mà phân bình thường thì không phải tiêu chảy. Ví dụ: trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi ngoài phân sệt là bình thường.

3. Dịch tễ
Đường lây truyền: các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường lây qua đường phân miệng.

4. Nguyên nhân

  • Nhiễm khuẩn tại ruột: tả, lỵ, thương hàn...
  • Nhiễm khuẩn ngoài ruột: viêm tai giữa, sởi...
  • Nhiễm độc: thủy ngân, asenic, urea máu cao...
  • Dị ứng thức ăn: tôm, cua...
Tiêu chảy có khả năng thành vụ dịch do các nguyên nhân sau:
  • Tả: do khuẩn tả Vibro Cholerae.
  • Tiêu chảy do Rota virus.
  • Lỵ do Shigella.

5. Sinh bệnh học

  • Trong tình trạng bệnh lý, sự hấp thu nước và muối ở ruột non bị rối loạn, nhiều nước xuống đại tràng, không có khả năng tái hấp thu và gây tiêu chảy.
  • Ruột non bình thường: hấp thu nhiều nước, bài tiết ít.
  • Ruột non khi bị tiêu chảy xuất tiết: giảm hấp thu và tăng bài tiết.

6. Lâm sàng

  • Bệnh tiến triển, biểu hiện qua các hội chứng sau:
    • Hội chứng tiêu hóa: đi tiêu nhiều lần, phân nhiều nước, rối loạn tiêu hóa, đau bụng từng cơn.
    • Hội chứng mất nước: da nhăn nhéo, mắt trũng, môi khô, thóp lõm, véo da mất chậm...
    • Hội chứng thần kinh: vật vã, li bì, hôn mê, co giật...
  • Đánh giá lâm sàng mức độ mất nước ở trẻ em theo IMCI:
    • Mất nước nặng: khi có 2 trong các dấu hiệu sau
      • Li bì hoặc khó đánh thức.
      • Mắt trũng.
      • Không uống được nước hoặc uống kém.
      • Véo da mất rất chậm.
    • Có mất nước: khi có 2 trong các dấu hiệu sau
      • Vật vã, kích thích.
      • Mắt trũng.
      • Uống háo hức, khát.
      • Nếp véo da mất chậm.
    • Không mất nước: khi không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng.

7. Phác đồ điều trị
3 phát đồ sử dụng để phục hồi lượng nước và muối bị mất khi tiêu chảy cấp. Cách tốt nhất để bù nước và phòng mất nước cho trẻ là sử dụng dung dịch ORS.  Chỉ truyền tĩnh mạch cho các trường hợp mất nước nặng hoặc thất bại với đường uống.

  • Phác đồ A: Điều trị tiêu chảy tại nhà.
  • Phác đồ B: Điều trị mất nước bằng ORS, bù dịch bằng đường uống tại cơ sở y tế.
  • Phác đồ C: Điều trị nhanh chóng tiêu chảy mất nước nặng.
8. Phòng bệnh tiêu chảy
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung.
  • Sử dụng nước sạch.
  • Rửa tay thường quy.
  • Thực phẩm an toàn.
  • Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn.
  • Phòng bệnh bằng vaccine.
9. Môt số tiến bộ trong điều trị tiêu chảy cấp
Sử dụng ORS có độ thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy.