- Lỵ là bệnh viêm cấp tính chủ yếu do Shigella và amip gây ra. Đây là 1 bệnh tiêu chảy nguy hiểm, có thể xảy ra các vụ dịch lớn. Biểu hiện: viêm đại tràng co thắt, tiết nhầy và chảy máu
- Tỷ lệ tử vong còn cao, có nơi lên đến 15%.
2.1. Phương thức lây truyền
- Lây qua đường tiêu hóa: 10 - 100 vi khuẩn là đủ gây bệnh ở người lón.
- Lây truyền trực tiếp.
- Lây gián tiếp qua thức ăn nước uống.
- Ruồi đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền bệnh.
2.2. Nguồn bệnh
- Người đang bệnh, người đang thời kỳ hồi phục, người lành mạnh mang trùng.
- Nếu không điều trị, người bệnh có thể thải vi khuẩn kéo dài từ 7 - 12 ngày.
- Những trường hợp mạn tính, trẻ suy dinh dưỡng thì thời gian thải khuẩn có thể kéo dài hơn 1 năm.
3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm phân: cần cấy phân 3 ngày liên tục, kết quả (+) đạt được trong 24h sau khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ cao nhất là trong 3 ngày đầu của bệnh và kéo dài vài tuần nếu không điều trị kháng sinh.
- Soi trực tràng: hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc trực tràng với những ổ loét cạn có xuất huyết.
4. Lâm sàng
4.1. Triệu chứng chung (Hội chứng lỵ)
- Đau bụng từng cơn.
- Mót rặn nhiều.
- Tiêu phân nhày máu.
4.2 Triệu chứng khác nhau
- Lỵ trực trùng: 1. Hội chứng nhiễm trùng, 2. Đau bụng, mót rặn nhiều, 3. Phân có nhiều máu, nhầy, lượng phân ít, 4. Hay phát thành dịch, 5. Ít khi mạn tính và biến chứng.
- Lỵ amip: 1. Thường không sốt, 2. Đau bụng, mót rặn ít, 3. Phân có nước lẫn máu với nhày, lượng phân nhiều, 4. Ít khi thành dịch, 5. Di chứng mạn tính hoặc biến chứng thành trĩ, sa trực tràng, abscess gan (chui theo đường mật, chết ở đó, gây tắc nghẽn).
5. Điều trị
5.1. Nguyên tắc chung
- Bồi hoàn nước và điện giải.
- Không dùng thuốc giảm nhu động, giảm đau.
- Khi bệnh nhân đau bụng nhiều, mót rặn nhiều, đe dọa sa trực tràng có thể dùng diazepam.
- Hạ nhiệt khi sốt cao, kèm theo thuốc an thần phòng co giật.
- Bệnh nhân ăn đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng khi bị tiêu chảy.
5.2. Điều trị lỵ trực trùng
- Dùng kháng sinh hấp thu được qua niêm mạc ruột như Bactrim, Ampicillin.
- Thời gian điều trị kháng sinh là 5 ngày.
5.3. Điều trị lỵ amip
- Emetin: tiêm bắp /7 ngày. Phối hợp VitB1 và Strichmin.
- Metronidazole: uống trong bữa ăn /7 ngày.
- Lỵ mạn: Stovacson, Cacbason, Direxiode.
6. Phòng bệnh
6.1. Giáo dục y tế
- Cách lây truyền.
- Cách phòng chống sự lây truyển.
- An toàn thực phẩm: uống nước sạch, thải phân an toàn.
6.2. Phòng chống sự lây lan tại các cơ sở y tế
- Cung cấp đầy đủ nước và xà phòng để rửa tay.
- Rửa tay theo quy trình khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Vệ sinh: giường, grap, phòng vệ sinh buồng bệnh.
0 Comments
Đăng nhận xét