- Dịch tả là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính đường tiêu hóa. Có thể lan tràn thành dịch lớn gây ra do phẩy khuẩn Gr (-) Vibrio Cholera.
- Lâm sàng đặc trưng là tiêu chảy dữ dội (phân toàn nước đục/ trong có vài hạt trắng lổn nhổn như gạo) kèm theo nôn mửa. Hậu quả mất nước điện giải có thể dẫn đến tử vong. Không sốt, không đau bụng, bệnh nhân vẫn tỉnh táo hoàn toàn cho đến chết.
2. Yếu tố nguy cơ
Bệnh thường xuất hiện ở:
- Vùng dân cư đông đúc.
- Điều kiện vệ sinh kém.
- Nguồn nước sinh hoạt khan hiếm.
- Người có ít dịch vị: cắt dạ dày, teo niêm mạc dạ dày, hoặc pH dịch vị cao.
3. Lâm sàng
3.1. Thời kỳ ủ bệnh
- Vài giờ đến vài ngày
- Trung bình 4 giờ đến 4 ngày.
3.2. Thời kỳ khởi phát
- Đột ngột, khó chịu, sôi bụng, buồn nôn và nôn, kèm tiêu chảy liên tục.
- Toàn thân không sốt, không đau bụng.
3.2. Thời kỳ toàn phát: thể điển hình
- Nôn mửa, tiêu chảy ồ ạt và kiệt nước.
- Phân toàn nước đục/ trong có vài hạt trắng lổn nhổn như hạt gạo.
- Phân tanh, không nhầy máu.
- Vi khuẩn nhiều trong phân, thường > 10^6/g phân.
- Mất nước và rối loạn điện giải:
- Da khô, véo da (+), mắt trũng, khô, không có nước mắt.
- Họng khô, nói thều thào, thở nhanh nông.
- Chuột rút các cơ.
- Mạnh nhanh nhỏ, huyết áp tụt kẹp, trụy mạch hoàn toàn, tiểu ít hoặc vô niệu.
- Bệnh nhân vẫn tỉnh táo hoàn toàn cho đến khi chết.
4. Cận lâm sàng
- Phân lập vi khuẩn từ phân và chất nôn.
- Soi tươi phân:
- KHV thường: không có HC, BC, VK.
- KHV nền đen: vi khuẩn di động dạng ruồi bay.
- Huyết thanh chẩn đoán: định type.
- Cấy: chẩn đoán (+) sau 24 giờ.
5. Chẩn đoán
- Nôn dữ dội.
- Tiêu chảy ồ ạt.
- Không sốt.
- Không đau bụng.
6. Điều trị
6.1. Cấp cứu trụy tim mạch
- Bù nước và điện giải bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch (tốt nhất là Lactat Ringer)
- Trợ tim mạch
6.2. Kháng sinh đặc hiệu
Tetracyline là thuốc ưu tiên được chọn lựa để điều trị tả. Đây là loại kháng sinh thông thường, rẻ tiền, có thể sử dụng rộng rãi tại cộng đồng khi có dịch xảy ra, ngoại trừ trẻ em và phụ nữ có thai thì thay bằng Bactrim hoặc Ampicilline.
- Chọn lựa đầu tiên:
- Tetracyline:
- Trẻ em: 12,5 mg/kg - 4 lần/ngày - 3 ngày
- Người lớn: 500mg - 4 lần/ngày - 3 ngày
- Doxycycline:
- Trẻ em: liều duy nhất 6 mg/kg.
- Người lớn: liều duy nhất 500mg.
- Khi có kháng Tetracycline:
- Trimethoprimsul + Famethoaole:
- Trẻ em: 5 mg + 25 mg/kg - 2 lần/ngày - 3 ngày.
- Người lớn: 160 mg + 800 mg - 2 lần/ngày - 3 ngày.
- Furazolidone:
- Trẻ em: 1,25 mg/kg - 4 lần/ngày - 3 ngày.
- Người lớn: 100mg - 4 lần/ngày - 3 ngày.
6.3. Điều trị triệu chứng
- Không nên cầm tiêu chảy bằng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, atropine,... hoặc các thuốc loại hấp phụ như pectin, kaoline, than hoạt... vì lượng nước mất vẫn tiếp tục tiết ra trong ruột mà không tống ra ngoài, nên không tính được lượng mất thật sự.
- Có thể dùng Aspirin, Indomethacine, Chlopromazin... để giảm sự bài xuất nước, điện giải qua cơ chế AMP vòng.
Các tai biến cần chú ý khi điều trị tả:
- Co giật do truyền nhiều nước quá.
- Suy tim trái, OAP do truyền quá nhanh.
- Sock dịch truyền.
- Giảm K+ gây liệt ruột và ngừng tim.
7. Phòng bệnh
7.1. Khi chưa có bệnh
- Giáo dục sức khỏe: giáo dục sức khỏe cho dân chúng trong phòng chống bệnh tả.
- Phòng bệnh chung:
- Cải thiện dinh dưỡng: bú mẹ, chống và điều trị suy dinh dưỡng.
- Vệ sinh ăn uống.
- Cung cấp nước sạch.
- Chủng ngừa: dùng vaccine uống.
7.2. Khi có ca bệnh
- Báo dịch theo quy trình, xác định nguồn lây.
- Cách ly người bệnh, vệ sinh phân rác.
- Phát hiện và điều trị người tiếp xúc, người bệnh còn thải vi trùng, người đang ủ bệnh (dùng Tetracyclin, với phụ nữ và trẻ em dùng Ampicillin, Bactrim)
- Cung cấp nước sạch, kiểm soát vệ sinh thực phẩm.
0 Comments
Đăng nhận xét